[Tài liệu nghiên cứu] Lý thuyết các Chiến lược Tình dục: Một góc nhìn Tiến hóa về Hẹn hò ở Người [David M. Buss và David P. Schmitt]

Bài viết này đề xuất một lý thuyết ngữ-cảnh-tiến-hóa (contextual-evolutionary) về các chiến lược hẹn hò (giao phối) của con người (human mating strategies). Cả nam giới và nữ giới đều được giả định là đã tiến hóa ra các cơ chế tâm lý riêng biệt dưới dạng chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Nam giới và nữ giới đối mặt với những vấn đề thích nghi khác nhau trong ngữ cảnh hẹn hò ngắn hạn so với dài hạn. Do đó, các sở thích bạn đời (mate preferences) khác nhau được kích hoạt từ bộ chiến lược của họ. Chín giả thuyết chính và 22 dự đoán từ Lý thuyết các Chiến lược Tình dục (Sexual Strategies Theory) được mô tả và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Các vấn đề thích nghi nhạy cảm với ngữ cảnh bao gồm khả năng tiếp cận tình dục (sexual accessibility), đánh giá khả năng sinh sản (fertility assessment), tìm kiếm cam kết (commitment seeking) và tránh cam kết (commitment avoidance), tìm kiếm và thu thập nguồn lực ngay lập tức và lâu dài, chắc chắn về mối quan hệ cha con (paternity certainty), đánh giá giá trị bạn đời (mate value), và đầu tư cha mẹ (parental investment). Phần thảo luận tóm tắt 6 nguồn dữ liệu hành vi bổ sung, mô tả các vấn đề thích nghi chung cho cả hai giới, và đề xuất thêm các ngữ cảnh có khả năng gây ra sự thay đổi trong chiến lược hẹn hò.

Hẹn hò, giao phối là một đặc tính phổ biến của con người. Tất cả các xã hội đã biết đều có liên minh hôn nhân chính thức giữa nam và nữ. Hơn 90% tất cả mọi người trong tất cả các xã hội sẽ kết hôn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ (Buss, 1985; Epstein & Guttman, 1984; Vandenberg, 1972). Trong một góc nhìn đối chiếu giữa các nền văn hóa, hôn nhân thường được coi là liên minh sinh sản chính thức, chứa các đặc điểm của (a) nghĩa vụ lẫn nhau giữa chồng và vợ, (b) quyền tiếp cận tình dục, (c) kỳ vọng rằng cuộc hôn nhân sẽ kéo dài qua thai kỳ, nuôi dưỡng và nuôi dạy trẻ, và (d) công nhận tình trạng chính đáng của con cái của cặp vợ chồng (Daly & Wilson, 1988, tr. 187).

Tuy nhiên, mối quan hệ hẹn hò, giao phối không phải lúc nào cũng kéo dài lâu. Mối quan hệ hẹn hò, giao phối có thể kéo dài chỉ vài tháng, vài ngày, vài giờ, hoặc thậm chí chỉ vài phút. Các mối quan hệ giao phối, kết đôi (mating relationships) ngắn hạn đã được đặt nhiều tên - những cuộc tình thoáng qua (brief affairs), tình một đêm (one-night stands), hoặc những mối quan hệ tạm thời. Trong bài viết này, chúng tôi định rõ hai đầu của chiều thời gian này bằng các thuật ngữ trung lập mô tả giao phối (hẹn hò) ngắn hạn (short-term mating) và dài hạn (long-term mating). Các mối quan hệ giao phối, kết đôi kéo dài ở mức độ trung bình (ví dụ: hẹn hò, đi chơi đều đặn, hôn nhân ngắn hạn, hoặc những cuộc tình kéo dài trung bình) xảy ra giữa những điểm mút này.

Hầu hết các lý thuyết về hẹn hò, kết đôi của con người chỉ đề cập đến hẹn hò dài hạn hoặc hôn nhân (xem Murstein, 1970; Vandenberg, 1972). Điều này một phần có thể là do khó khăn trong việc nghiên cứu về hẹn hò ngắn hạn, được định nghĩa là một hiện tượng tạm thời, và đôi khi bị che dấu trong bức màn bí mật nhiều hơn. Trong nghiên cứu cổ điển của Kinsey, Pomeroy và Martin (1953) về hành vi tình dục, ví dụ với câu hỏi về quan hệ tình dục ngoại hôn nhân (ngoài luồng, ngoại tình) là nguyên nhân lớn nhất gây ra việc từ chối phỏng vấn. Trong số những người đã đồng ý phỏng vấn, câu hỏi này nhận được tỷ lệ từ chối trả lời cao nhất, đồng thời gợi ý về sự quan trọng và phổ biến của hẹn hò ngắn hạn ngoài bối cảnh hôn nhân.

Tuy nhiên, không có lý thuyết nào toàn diện về hẹn hò của con người mà có thể bỏ qua hẹn hò ngắn hạn được. Đơn giản là vì hình thái hôn nhân một vợ một chồng (monogamy) suốt đời không phải là đặc điểm của hầu hết mọi người trong hầu hết các xã hội. Khoảng 80% tất cả các xã hội con người có thực hành đa thê (polygyny); cho phép nam giới có nhiều vợ hoặc tình nhân (Ford & Beach, 1951; Murdock, 1967). Trong những xã hội này, chỉ có một phần nhỏ nam giới thực sự có nhiều bạn đời, nhưng những người làm được điều đó khiến cho những người đàn ông khác không thể có bạn đời. Ngay cả trong các xã hội được cho là một vợ một chồng như ở Hoa Kỳ, tỷ lệ ly hôn gần như 50% (H. Fisher, 1987). Hôn nhân liên tiếp (serial marriages) là phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa (H. Fisher, 1987; Lockard & Adams, 1991). Thêm vào đó, ước lượng về ngoại tình (adultery) trong số các cặp vợ chồng đã kết hôn ở Mỹ giao động từ 26% đến 70% đối với phụ nữ và từ 33% đến 75% đối với đàn ông (Daly & Wilson, 1983; H. Fisher, 1987; Hite, 1987; Kinsey, Pomeroy, & Martin, 1948, 1953; Symons, 1979). Những dữ liệu này không bao gồm các mối quan hệ tình dục ngắn hạn mà xảy ra giữa những người đàn ông và phụ nữ độc thân, trước hoặc thay thế cho hôn nhân. Tóm lại, việc hẹn hò suốt đời với một người duy nhất không phải là quy tắc dành cho con người. Cả hai giới đều tham gia vào cả hẹn hò, quan hệ ngắn hạn và dài hạn. Lý thuyết về các chiến lược tình dục của con người được đề xuất ở đây coi ngữ cảnh thời gian là trọng tâm cho các vấn đề thích nghi mà nam và nữ đã đối mặt và các chiến lược thích nghi (adaptive strategies) họ đã áp dụng sau đó.

Vai trò của Chiến lược trong Hẹn hò/Giao phối ở Con người

Các lý thuyết trước đây về giao phối/hẹn hò (mating) của con người khác nhau về việc quyết định giao phối/hẹn hò được coi là có mục tiêu và chiến lược hay chỉ là sản phẩm của những lực lượng nằm ngoài sự lựa chọn của cá nhân. Freud và Jung, ví dụ, đề xuất rằng mọi người tìm kiếm ở bạn đời những đặc điểm giống hình ảnh hoặc hình mẫu của cha mẹ khác giới của họ (Eckland, 1968). Winch (1958) đề xuất rằng mọi người tìm kiếm ở bạn đời những đặc điểm mà họ thiếu: một sự tìm kiếm sự bổ sung. Cattell và Nesselroade (1967), Thiessen và Gregg (1980), Rushton (1989), và nhiều người khác đã đề xuất rằng mọi người tìm kiếm sự giống nhau trong bạn đời: những người giống nhau thu hút nhau. Các lý thuyết về trao đổi và công bằng cho rằng mọi người tìm kiếm những người mà việc trao đổi tài nguyên có giá trị sẽ ở trạng thái cân đối xấp xỉ (ví dụ, Berscheid & Waister, 1974; M. S. Clark & Reis, 1988).

Tất cả các lý thuyết này chia sẻ quan niệm rằng việc hẹn hò của con người là có chiến lược và các lựa chọn được thực hiện, có ý thức hoặc vô thức, để tối đa hóa một thực thể, sự phù hợp, hoặc cân đối. Tuy nhiên, mỗi lý thuyết này thiếu một quy định về các lĩnh vực nội dung cụ thể mà nỗ lực chiến lược sẽ được hướng dẫn. Do đó, các thành phần chiến lược của các lý thuyết này rộng lớn - tìm kiếm sự công bằng, tìm kiếm sự tương tự, và tìm kiếm sự bổ sung - và không xác định công bằng trong lĩnh vực nào hay sự tương tự trong lĩnh vực nào. Những lý thuyết này, do đó, không đưa ra những dự đoán khác biệt về các lĩnh vực nội dung mà chúng sẽ được áp dụng nhiều nhất và ít nhất cũng như chúng không đưa ra dự đoán liên quan đến giới tính, về những mục tiêu chiến lược nào sẽ quan trọng hơn đối với phụ nữ hoặc đàn ông. Tóm lại, ít dự đoán cụ thể nào có thể được rút ra từ bất kỳ lý thuyết nào trong số này.

Có các lý thuyết về hẹn hò không đặt ra một thành phần có mục tiêu trực tiếp (goal-directed) hoặc chiến lược bao gồm các lý thuyết xã hội học và lân cận. Những lý thuyết này đề xuất rằng mọi người hẹn hò với những người mà họ tiếp xúc. Sự hỗ trợ đến từ việc phát hiện ra rằng khoảng cách là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ về ai sẽ kết hôn với ai. Như Eckland (1968) đã chỉ ra, "dù có ý tưởng đáng trân trọng về tình yêu lãng mạn, thì khả năng 50-50 rằng 'người duy nhất' ấy sống trong khoảng cách đi bộ với bạn mà thôi" (tr.16). Một số lý thuyết kết hợp giải thích sự lân cận với các giải thích về đẳng cấp xã hội, cho rằng đẳng cấp xã hội của một người xác định “kho” những người bạn đời tiềm năng mà một người sẽ tiếp xúc bằng cách đặt những người có đặc điểm tương tự vào gần nhau. Ví dụ, các cơ sở giáo dục đôi khi chọn lọc những người có những đặc điểm tương tự như tình hình kinh tế xã hội, điểm thành tích, điểm kiểm tra trí thông minh, và thậm chí kỹ năng xã hội trong những trường đại học tư nhân yêu cầu phỏng vấn cá nhân. Việc phân loại, do đó, có thể một phần được quy cho các cơ chế tổ chức đặt những cá nhân tương tự vào gần nhau.

Có sự hỗ trợ thực nghiệm cho một số trong số những lý thuyết này. Sự giống nhau chủ yếu là quy tắc trong việc ghép đôi ở con người, và điều này áp dụng cho các đặc điểm đa dạng như chiều cao, cân nặng, thuộc tính cá nhân, trí thông minh, giá trị, độ rộng mũi và chiều dài lỗ tai (Buss, 1985). Tuy nhiên, các lý thuyết về việc ghép đôi của Freud và Winch ít được hỗ trợ nhất (Eckland, 1968). Đặc điểm duy nhất mà sự bổ sung là quy tắc, lấy ví dụ, là về giới tính sinh học: nam giới thường kết hôn với phụ nữ và ngược lại (Buss, 1985). Đối với tất cả các đặc điểm khác, mọi người thường ghép đôi với những người tương tự. Có một số bằng chứng cho thấy mọi người kết hôn với những người giống cha mẹ của họ, nhưng chúng chưa bao giờ được chứng minh rằng điều này xảy ra ở trên và ngoài sự giống nhau mà chỉ dựa trên việc ghép đôi với người tương tự như bản thân (Eckland, 1968).

Mỗi lý thuyết này đều chứa những hạn chế khái niệm chính. Hạn chế quan trọng nhất là tất cả đều không cung cấp một lý do vì sao con người lại có động lực theo hướng được đặt ra. Tại sao con người lại ưu tiên sự giống nhau, công bằng, hay gần gũi? Nguồn gốc của những mục tiêu này là gì? Chúng có thể phục vụ (các) chức năng gì? Hạn chế thứ hai là mỗi lý thuyết về việc ghép đôi đều đơn giản đến mức quá đáng, thường cho rằng có một quá trình duy nhất quyết định ai sẽ ghép đôi với ai (mặc dù xem Murstein, 1970, để có một mô hình tuần tự phức tạp hơn), Hạn chế thứ ba là tính chung chung của các lý thuyết ngăn cản việc tạo ra dự đoán cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể. Hạn chế thứ tư là mỗi lý thuyết đều cho rằng các quá trình điều chỉnh việc ghép đôi của nam và nữ là giống nhau, và do đó không có dự đoán phân biệt giới tính nào có thể được rút ra từ những lý thuyết này. Hạn chế thứ năm là các lý thuyết trước đây về việc ghép đôi con người đều mù lòa với ngữ cảnh, cho rằng xu hướng ghép đôi giống nhau bất kể hoàn cảnh...

File PDF đầy đủ bài nghiên cứu: https://cdn.blogmienphi.com/2024/01/ly-thuyet-chien-luoc-tinh-duc.pdf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Tài liệu nghiên cứu] Vẻ đẹp và quái vật: cơ chế của sự chọn lọc giới tính ở người [David A. Puts]

[Tài liệu nghiên cứu] Tại sao họ không kết hôn? Rào cản đối với hôn nhân trong số những người có hoàn cảnh khó khăn [Kathryn Edin và Joanna M. Reed]