[Tài liệu nghiên cứu] Di sản bất ngờ của ly hôn [Judith S. Wallerstein & Julia M. Lewis]

Nghiên cứu này theo dõi 131 trẻ em, từ 3–18 tuổi khi bố mẹ họ ly hôn vào đầu những năm 1970, đánh dấu sự kết thúc của 25 năm nghiên cứu. Việc sử dụng các cuộc phỏng vấn lâm sàng chi tiết (extensive clinical interviews) đã cho phép khám phá sâu rộng về suy nghĩ, cảm giác (feelings) và hành vi của họ khi họ trải qua tuổi thơ (childhood), tuổi vị thành niên (adolescence), tuổi trẻ (young adulthood) và tuổi trưởng thành (adulthood). Tại thời điểm theo dõi sau 25 năm, một nhóm so sánh gồm các bạn bè cùng trang lứa từ cùng một cộng đồng đã được thêm vào. Được mô tả chi tiết về mặt lâm sàng, những phát hiện này làm nổi bật khoảng cách không ngờ giữa việc trưởng thành trong gia đình nguyên vẹn (intact) so với gia đình đã ly hôn (divorced), và những khó khăn mà con cái của cha mẹ ly hôn gặp phải trong việc đạt được tình yêu, sự gần gũi về tình dục (sexual intimacy), cam kết với hôn nhân (commitment to marriage) và làm cha mẹ (parenthood). Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc can thiệp mới về mặt lâm sàng và giáo dục.

-

Nghiên cứu mà chúng tôi báo cáo ở đây bắt đầu với luật ly-hôn-không-có-lỗi* [no-fault divorce] đầu tiên trên toàn quốc và theo dõi một nhóm gồm 131 trẻ em California có cha mẹ ly hôn vào đầu những năm 1970. Họ được gặp đều đặn trong khoảng thời gian 25 năm sau đó. Khi chúng tôi gặp những người-tham-gia-trẻ-tuổi lần đầu tiên, họ ở độ tuổi từ 3 đến 18; vào khoảng giữa cho đến cuối những năm 1990, khi nghiên cứu của chúng tôi kết thúc, họ ở độ tuổi 28 đến 43. Họ là nhóm tiên phong của một đội quân gồm những người trưởng thành lớn lên trong các gia đình đã ly hôn, chiếm 1/4 dân số Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 44, theo báo cáo năm 1991 trong Khảo sát Quốc gia về Gia đình và Hộ gia đình [National Survey of Families and Households] (liên lạc cá nhân, Norval Glenn, tháng 11, 1991).

(*) Ly-hôn-không-có-lỗi: Khi một cặp vợ chồng muốn kết thúc cuộc hôn nhân mà không cần phải chứng minh nguyên nhân là do một loại hành vi sai trái cụ thể nào đó [của bạn đời] thì cuộc ly hôn được coi là ly hôn không có lỗi. 

Trong khi người ta biết rõ rằng trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ trước, tỷ lệ ly hôn giao động ở gần một nửa số cuộc hôn nhân đầu tiên, thì người ta lại ít biết rằng một nửa trong số một triệu trẻ em có cha mẹ thuộc nhóm thống kê ly hôn hàng năm chưa đến 6 tuổi khi gia đình tan vỡ (liên lạc cá nhân, Norval Glenn, tháng 11 năm 1991). Giống như các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, những đứa trẻ này sẽ trải qua phần lớn quãng thời gian lớn lên trong gia đình sau ly hôn, thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt mối quan hệ mới của cha hoặc mẹ, bao gồm cả sống thử (cohabitations) và tái hôn (remarriages), và chúng sẽ phải chịu đựng những mất mát mới do tình yêu tan vỡ của cha mẹ hoặc ly hôn lần hai, thậm chí là lần ba. Đây là báo cáo đầu tiên và duy nhất kể lại câu chuyện về cuộc sống trong gia đình sau ly hôn qua ánh mắt của những đứa trẻ.

Gia đình ly hôn là một dạng gia đình mới, không phải là phiên bản cắt xén của gia đình nguyên vẹn (intact family) quen thuộc đã được nghiên cứu trong và giữa nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ với cha mẹ kế (stepparents / người không có quan hệ huyết thống nhưng lấy cha mẹ đẻ của trẻ), cha mẹ chăm sóc theo lịch trình (visiting parents / cha mẹ không đang nuôi dưỡng đứa trẻ, thường là cha), anh chị em kế (stepsiblings / người không có quan hệ huyết thống với trẻ, là con của đối tác, bạn đời mới của cha mẹ) và lối sống (lifestyles) bao gồm quyền nuôi con chung không có đối tác trong gia đình nguyên vẹn. Hơn nữa, như chúng tôi đã báo cáo, khi mối liên kết hôn nhân bị đứt gãy, mối quan hệ cha mẹ – con cái có khả năng thay đổi căn bản theo cách không thể dự đoán từ quá trình của chúng trong thời kỳ hôn nhân. Cả tuổi thơ (childhood) và vai trò làm cha mẹ (parenthood) đều bị thách thức và thường gặp nhiều gánh nặng trong gia đình ly hôn, trong khi cùng lúc đó, nhiều người lớn được giải thoát khỏi những tình huống không hạnh phúc và đôi khi bi kịch. Nếu chúng ta nhớ lại những gì Erikson đã dạy về mối liên kết chặt chẽ giữa tuổi thơ và xã hội, thì chúng ta, như một xã hội, đang ở giữa những thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ của chúng ta với nhau và giữa các thế hệ. Tác động của những thay đổi sâu rộng này lên toàn xã hội cũng như trên nhiều cá nhân có cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng này - mới chỉ được đề cập hoặc thậm chí không được đánh giá cao...

File PDF tải về: https://cdn.blogmienphi.com/2024/01/di-san-bat-ngo-cua-ly-hon.pdf


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Tài liệu nghiên cứu] Lý thuyết các Chiến lược Tình dục: Một góc nhìn Tiến hóa về Hẹn hò ở Người [David M. Buss và David P. Schmitt]

[Tài liệu nghiên cứu] Vẻ đẹp và quái vật: cơ chế của sự chọn lọc giới tính ở người [David A. Puts]

[Tài liệu nghiên cứu] Tại sao họ không kết hôn? Rào cản đối với hôn nhân trong số những người có hoàn cảnh khó khăn [Kathryn Edin và Joanna M. Reed]