[Tài liệu nghiên cứu] Mối quan hệ gia đình sau ly hôn: Những hệ quả lâu dài đối với trẻ em [CONSTANCE R. AHRONS]

Dựa trên dữ liệu từ Nghiên cứu Gia đình Song nhân (Binuclear Family Study / một loại cấu trúc gia đình, nơi mà sau ly hôn hoặc chia tay, trẻ em được nuôi dạy chung giữa hai hộ gia đình) qua nhiều năm, 173 người con đã trưởng thành được phỏng vấn sau 20 năm kể từ khi cha mẹ họ ly hôn. Bài viết này đặt ra hai câu hỏi cơ bản: (1) Mối quan hệ giữa cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con cái của họ sau 20 năm ly hôn? và (2) Khi một phụ huynh tái hôn hoặc sống chung với người khác, điều này ảnh hưởng như thế nào đến cảm giác về gia đình của một đứa trẻ? Các phát hiện cho thấy, mối quan hệ của phụ huynh tiếp tục có ảnh hưởng đến gia đình song nhân sau 20 năm hôn nhân tan vỡ bằng cách tác động mạnh mẽ đến chất lượng các mối quan hệ trong hệ thống gia đình. Những đứa trẻ báo cáo rằng cha mẹ họ có sự hợp tác cũng cho biết mối quan hệ tốt hơn với cha mẹ, ông bà, cha mẹ kế và anh chị em ruột. Trong suốt 20 năm, phần lớn những đứa trẻ đã trải qua việc tái hôn của một hoặc cả hai bậc cha mẹ, và một phần ba trong số này nhớ lại việc tái hôn là căng thẳng hơn so với ly hôn. Trong số những người đã trải qua việc tái hôn của cả hai bậc cha mẹ, hai phần ba cho biết tái hôn của cha là căng thẳng hơn so với của mẹ. Khi mối quan hệ của những đứa trẻ với cha xấu đi sau ly dị, mối quan hệ của chúng với ông bà nội, mẹ kế và anh chị em kế thường xa cách, tiêu cực hoặc không tồn tại. Việc các mối quan hệ gia đình có ổn định, cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào sự giao thoa phức tạp của nhiều yếu tố. Xét về ý nghĩa lâu dài của việc ly dị, sự cần thiết phải nhấn mạnh tầm quan trọng của quan điểm theo chu kỳ cuộc sống và hệ thống gia đình.

Từ khóa: Ly hôn; Tái hôn; Trẻ em; Gia đình; Chính sách ly hôn; Nghiên cứu dài hạn. 

Fam Proc 46:53–65, 2007

Sau 12 năm kết hôn, có với nhau ba mặt con, thực hiện 2 năm tư vấn và hai lần tạm thời chia tay rồi hòa giải, Michael và Dianne đã đến văn phòng của tôi để tìm kiếm lời khuyên từ "một chuyên gia". Họ đến, mang theo những bộ hồ sơ dày cộp, sẵn sàng chiến đấu và chứng minh cho bản thân mình. Họ đặt vấn đề: Ly hôn hay ở lại vì con cái? Cả hai đều đồng ý với hai điểm chính: Cuộc hôn nhân của họ rất khổ sở và họ yêu thương con cái. Dianne có bằng chứng nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ tốt hơn nếu họ ở lại với nhau, và Michael cũng có dữ liệu mạnh mẽ cho thấy trẻ em sẽ tốt hơn nếu họ ly hôn.

Như hai phụ huynh quan tâm, Michael và Dianne chính xác phản ánh những báo cáo truyền thông mâu thuẫn và rối rắm về ảnh hưởng của việc ly hôn đối với trẻ em. Vào một ngày nào đó chúng ta nghe tin tốt về trẻ em và chuyện ly hôn: Trẻ em có cha mẹ ly hôn lớn lên thành người lớn điều chỉnh tốt, khỏe mạnh về mặt cảm xúc. Nhưng ngày tiếp theo lại là tin xấu: Trẻ em có cha mẹ ly hôn bị định mệnh phải gặp các vấn đề cảm xúc kéo dài vào tuổi trưởng thành. Những quan điểm cực đoan này - ly hôn là thảm hoạ và ly hôn không quan trọng - đã quá đơn giản hoá thực tế cuộc sống phức tạp của chúng ta. Tuy nhiên, một lượng lớn kết quả nghiên cứu đã thách thức những quan điểm cực đoan này và tiết lộ một bức tranh tổng quan về ly hôn, một bức tranh không thể giải thích qua những kết luận ngắn gọn, dễ nhớ (sound-bite conclusions).

Việc rút ra kết luận về ly hôn là một nhiệm vụ khó khăn, không chỉ bởi những vấn đề chính trị xung quanh nó (xem Adams & Coltrane, 2007) mà còn bởi các nhà nghiên cứu sử dụng những chuẩn mực khác nhau khi họ nghiên cứu về ảnh hưởng của ly hôn. Là những nhà lâm sàng và nghiên cứu, hầu hết chúng ta đều phải đấu tranh để không để giá trị cá nhân làm lệch lạc công việc của mình, nhưng quá trình trị liệu hay quá trình nghiên cứu không thể không có giá trị, và thực sự có người cho rằng nó không nên như vậy. Những câu hỏi mà một nhà nghiên cứu đặt ra, người họ chọn để nghiên cứu, các biến số họ quyết định đo lường kết quả và các yếu tố can thiệp, cách họ đánh giá dữ liệu, và các giải thích và kết luận họ rút ra đều được suy ra từ khung tham chiếu (frame of reference) mà nhà nghiên cứu sử dụng. Rõ ràng là ngay cả khi chúng ta dựa vào các bài báo trong tạp chí học thuật và sách dựa trên nghiên cứu, chúng ta vẫn bối rối bởi những phát hiện mâu thuẫn nhau.

NGHIÊN CỨU DỌC (LONGITUDINAL RESEARCH)

Mặc dù tư liệu nghiên cứu về ly hôn đã phát triển đáng kể trong ba thập kỷ qua, nhưng các nghiên cứu sử dụng mẫu gồm có cả mẹ, cha và con cái, theo dõi họ qua thời gian, lại rất hạn chế. Ba nghiên cứu dài hạn (kéo dài 20 năm hoặc lâu hơn) là những ngoại lệ - bằng cách cung cấp dữ liệu phỏng vấn sâu rộng về cha mẹ và con cái của họ và đóng góp quan trọng vào việc hiểu biết về quá trình ly hôn trong thời gian dài (long-term process of divorce) và ảnh hưởng của nó đối với gia đình. Những nghiên cứu dài hạn này có sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu, thiết kế, phương pháp luận và khung khái niệm. Mỗi nghiên cứu có những điểm mạnh và hạn chế riêng của mình.

Dự án Marin County là một nghiên cứu lâm sàng sâu rộng về 60 gia đình bắt đầu từ năm 1971. Một điểm mạnh chính của nghiên cứu Marin County cũng chính là điểm yếu lớn của nó. Mặc dù đây là một nghiên cứu lâm sàng được đánh giá cao, quy trình lấy mẫu và đặc điểm của mẫu là những hạn chế khiến việc tổng quát hóa kết quả cho một mẫu không lâm sàng trở nên rất khó khăn. Các gia đình được cung cấp tư vấn ly hôn như một động viên để tham gia. Mặc dù trẻ em đang trong quá trình trị liệu đã được loại trừ, "hai phần ba số cha mẹ có tiền sử tâm thần từ trung bình đến nặng" (Wallerstein & Kelly, 1980, tr. 328). Do đó, mẫu này có khả năng cao chỉ đại diện cho các gia đình gặp rắc rối nghiêm trọng và không thể tổng quát cho nhóm dân số gia đình rộng lớn hơn sau ly hôn...

Link PDF tài liệu: https://cdn.blogmienphi.com/2024/01/moi-quan-he-gia-dinh-sau-ly-hon.pdf


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Tài liệu nghiên cứu] Lý thuyết các Chiến lược Tình dục: Một góc nhìn Tiến hóa về Hẹn hò ở Người [David M. Buss và David P. Schmitt]

[Tài liệu nghiên cứu] Vẻ đẹp và quái vật: cơ chế của sự chọn lọc giới tính ở người [David A. Puts]

[Tài liệu nghiên cứu] Tại sao họ không kết hôn? Rào cản đối với hôn nhân trong số những người có hoàn cảnh khó khăn [Kathryn Edin và Joanna M. Reed]